Web Cơ Bản

Hàm chmod() trong PHP

- Hàm chmod() dùng để thiết lập quyền hạn của các nhóm người dùng trên tập tin được chỉ định.

(sau khi thực thi xong, hàm này sẽ trả về giá trị TRUE nếu thành công, ngược lại sẽ trả về FALSE)

- Cú pháp:

chmod(file, mode)

- Trong đó:

Tham số Yêu cầu Mô tả
file Bắt buộc

- Chỉ định tập tin mà bạn muốn thiết lập quyền hạn của các nhóm người dùng trên nó.

mode Bắt buộc

- Chỉ định quyền hạn của các nhóm người dùng trên tập tin.

- Tham số mode gồm bốn chữ số:

  • Số đầu tiên bao giờ cũng phải là số 0.
  • Số thứ hai xác định quyền của chủ sở hữu.
  • Số thứ ba xác định quyền của nhóm người dùng của chủ sở hữu.
  • Số thứ tư xác định quyền của những người còn lại.

- Dưới đây là những giá trị đại diện cho các quyền:

  • 1: quyền thực thi
  • 2: quyền viết
  • 4: quyền đọc

- Để thiết lập nhiều quyền thì bạn cộng giá trị của các quyền lại với nhau.

- Ví dụ:

  • Tất cả các quyền sẽ bằng 1 + 2 + 4 = 7
  • Quyền đọc và viết sẽ bằng 4 + 2 = 6
  • Quyền đọc và thực thi sẽ bằng 4 + 1 = 5
  • ....

- Ví dụ:

<?php

//Chủ sở hữu có quyền đọc và viết, tất cả những người còn lại không có quyền gì cả
chmod("test.txt", 0600);

//Chủ sở hữu có quyền đọc và viết, tất cả những người còn lại chỉ có quyền đọc
chmod("test.txt", 0644);

//Chủ sở hữu có mọi quyền, tất cả những người còn lại có quyền đọc và thực thi
chmod("test.txt", 0755);

//Chủ sở hữu có mọi quyền, nhóm người dùng của chủ sở hữu chỉ có quyền đọc
chmod("test.txt", 0740);

?>