Web Cơ Bản

Cách hiển thị dữ liệu ra màn hình trong JavaScript

- Trong HTML, việc hiển thị một nội dung gì đó lên màn hình thật đơn giản, ta chỉ cần gõ trực tiếp nội dung muốn hiển thị là xong (Xem ví dụ)

- Còn đối với JavaScript thì không được hỗ trợ hiển thị dữ liệu trực tiếp giống như trong HTML, mà phải thông qua một phương thức (Xem ví dụ)

- Dưới đây là ba cách cơ bản dùng để hiển thị nội dung lên màn hình trong JavaScript:

  • Cách 1: Sử dụng alert()
  • Cách 2: Sử dụng document.write()
  • Cách 3: Sử dụng document.getElementById().innerHTML

1) Sử dụng alert()

- Khi sử dụng alert(), nội dung mà bạn muốn hiển thị sẽ được hiển thị bên trong một hộp thoại thông báo (Hãy nếu bạn chưa biết "hộp thoại thông báo" trông như thế nào)

- Cú pháp:

alert(nội dung muốn hiển thị);
Ví dụ:

Hiển thị câu "Tài liệu học Lập Trình Web" trong một hộp thoại thông báo


<script>
    alert("Tài liệu học Lập Trình Web");
</script>
Xem ví dụ

2) Sử dụng document.write()

- Khi sử dụng document.write(), nội dung mà bạn muốn hiển thị sẽ được hiển thị ngay đúng vị trí mà nó được đặt trong trang web.

- Cú pháp:

document.write(nội dung muốn hiển thị);
Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html>
<body>

    <h1>Tài liệu học HTML</h1>

    <script>document.write("<h1>Tài liệu học CSS</h1>");</script>

    <h1>Tài liệu học JavaScript</h1>

    <script>document.write("<h1>Tài liệu học MySQL</h1>");</script>

    <script>document.write("<h1>Tài liệu học PHP</h1>");</script>

</body>
</html>
Xem ví dụ

- Nếu sau khi trang web đã được tải xong mà ta lại sử dụng đến document.write() thì tất cả nội dung nằm bên trong phần tử <body> sẽ bị thay thế bởi nội dung mà bạn muốn hiển thị.

Ví dụ:

<!DOCTYPE html>
<html>
<body>

    <h1>Tài liệu học HTML</h1>

    <h1>Tài liệu học CSS</h1>

    <h1>Tài liệu học JavaScript</h1>

    <h1>Tài liệu học MySQL</h1>

    <h1>Tài liệu học PHP</h1>

    <button style="button" onclick="document.write('Hello')">Click here</button>

</body>
</html>
Xem ví dụ

3) Sử dụng document.getElementById().innerHTML

- Khi sử dụng document.getElementById().innerHTML, nội dung mà bạn muốn hiển thị sẽ được hiển thị bên trong một phần tử xác định.

- Cú pháp:

document.getElementById("id của phần tử").innerHTML = nội dung muốn hiển thị;
Ví dụ:

Hiển thị dòng chữ "Tài liệu học CSS" bên trong phần tử có id là skud


<script>
    document.getElementById("skud").innerHTML = "Tài liệu học CSS";
</script>
Xem ví dụ

- Lưu ý: Sau khi sử dụng document.getElementById().innerHTML, nội dung mà bạn muốn hiển thị sẽ thay thế tất cả nội dung ban đầu của phần tử.

Ví dụ:

Tất cả nội dung bên trong phần tử có id là skud sẽ bị thay thế bởi câu "Lập Trình Web"


<!DOCTYPE html>
<html>
<body>

    <h1>Tài liệu học HTML</h1>

    <h1 id="skud">Tài liệu học JavaScript</h1>

    <h1>Tài liệu học CSS</h1>

    <script>
        document.getElementById("skud").innerHTML = "Lập Trình Web";
    </script>

</body>
</html>
Xem ví dụ

4) Một vài vấn đề trong việc viết nội dung muốn hiển thị

- Nếu nội dung mà bạn muốn hiển thị là một chuỗi ký tự, thì chuỗi ký tự đó phải được đặt bên trong cặp dấu nháy kép hoặc cặp dấu nháy đơn.

- Nếu nội dung mà bạn muốn hiển thị là một số, thì số đó có thể đặt (hoặc không đặt) bên trong cặp dấu nháy kép hoặc cặp dấu nháy đơn.

Ví dụ:

<script>
    document.getElementById("demo1").innerHTML = "Lập Trình Web"; //ĐÚNG
    document.getElementById("demo2").innerHTML = 'Lập Trình Web'; //ĐÚNG
    document.getElementById("demo3").innerHTML = "1993"; //ĐÚNG
    document.getElementById("demo4").innerHTML = '1993'; //ĐÚNG
    document.getElementById("demo5").innerHTML = 1993; //ĐÚNG
    document.getElementById("demo6").innerHTML = "Lập Trình Web'; //SAI
    document.getElementById("demo7").innerHTML = 'Lập Trình Web"; //SAI
    document.getElementById("demo8").innerHTML = Lập Trình Web; //SAI
</script>
Xem ví dụ

- Nếu chuỗi ký tự được đặt bên trong cặp dấu nháy kép thì chuỗi đó không được chứa ký tự là dấu nháy kép (tuy nhiên nó được phép chứa ký tự là dấu nháy đơn)

- Nếu chuỗi ký tự được đặt bên trong cặp dấu nháy đơn thì chuỗi đó không được chứa ký tự là dấu nháy đơn (tuy nhiên nó được phép chứa ký tự là dấu nháy kép)

Ví dụ:

<script>
    document.getElementById("demo1").innerHTML = "Lập "Trình Web"; //SAI
    document.getElementById("demo2").innerHTML = 'Lập 'Trình Web'; //SAI
    document.getElementById("demo3").innerHTML = "Lập 'Trình Web"; //ĐÚNG
    document.getElementById("demo4").innerHTML = 'Lập "Trình Web'; //ĐÚNG
</script>

- Ta cũng có thể dùng chuỗi để tạo các phần tử HTML.

Ví dụ:

<script>
    document.write("<h1>Tài liệu học HTML</h1>");
    document.write("<p><i><u>Tài liệu học HTML</u></i></p>");
</script>
Xem ví dụ